Trồng răng không có chân răng nghĩa là gì, có vẻ như hiện nay vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, vì thông thường sẽ nghe đến các cụm từ như phương pháp trồng răng Implant, trồng răng sứ, cầu răng sứ,...nhiều hơn.
Trồng răng không có chân răng sẽ là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất đối với những chiếc răng bị hư hại ở mức độ khả năng phục hồi thấp. Vậy thực chất phương pháp này là gì, được thực hiện như thế nào và nó có mang lại nguy hiểm hay không, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về trồng răng không có chân răng là gì qua bài viết sau đây.
Trồng răng không có chân răng là thế nào?
Khi bị mất răng, người bệnh thường sẽ mất cả chân răng lẫn chân răng nên cơ hội phục hồi lúc này trở nên vô cùng thấp. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tồi tệ nhất đó chính là ở những vị trí tiền đạo như răng cửa.
Chính vì thế, biện pháp hữu ích nhất ở thời điểm này đó là trồng răng nhân tạo. Trên thực tế, trồng răng có rất nhiều phương pháp khác nhau, trong số đó, trồng răng không có chân là một trong những phương pháp hữu hiệu cho phần thân răng. Hiện tại, có 2 phương pháp trồng răng đó là hàm tháo lắp và cầu răng sứ.
Trồng răng không chân có tốt không?
Do chỉ được cố định mỗi thân răng mà không có chân cho nên sẽ không được bền và khả năng ăn nhai cũng không được đảm bảo. Ngoài ra, 2 phương pháp trồng răng không chân răng được nêu trên cũng tồn tại khá nhiều khuyết điểm. Nổi bật nhất là gây ảnh hưởng đến nướu và các răng xung quanh. Cụ thể như:
Hàm tháo lắp
Sau một thời gian sử dụng, hàm sẽ không còn khít với viền nướu nên dễ bong dẫn đến trầy xước.
>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care
Cầu răng sứ
Để không bị dịch chuyển trên hàm thì hai răng kế bên sẽ phải mài cùi để làm trụ thì mới có thể chụp mão sứ lên trên. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng của răng xung quanh, do bị mài cùi răng sẽ bị yếu đi. Thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm vì xương hàm không chịu tác động từ việc ăn nhai.
Trồng răng không có chân thực hiện thế nào tại Nha Khoa?
Có hai phương pháp trồng răng không có chân phổ biến nhất hiện nay đó là răng sứ và implant. Cụ thể cách thực hiện như sau:
Trồng răng sứ
Phương pháp này nhìn chung khá đơn giản và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, vì chỉ việc sử dụng dải răng bằng sứ và có thể đặt vào ngay chỗ răng bị mất. Sau đó thì bác sĩ Nha khoa sẽ tiến hành thao tác mài cùi 2 răng bên cạnh để làm trụ mão sứ ở bên trên là xong. Tuy nhiên, để có thể thực hiện cần phải có ít nhất là 3 răng được chế tạo thì mới có thể hoàn thành công đoạn này được
Phương pháp này mang lại được rất nhiều ưu điểm vượt trội đó chính là giúp người bênh có khả năng ăn nhai tốt, giống như răng thật và tính thẩm mỹ cao, giá thành thấp và thời gian hồi phục nhanh chóng.
>> Xem thêm bài viết: https://drcareimplant.com/trong-rang-khong-co-chan-rang-la-gi-phuong-phap-trong-rang-nao-tot-nhat-750
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp trồng răng sứ đó chính là việc không ngăn cản được tình trạng tiêu xương. Và hơn thế nữa, nếu như không được vệ sinh cẩn thật sẽ bị vắt thức ăn vào trong, ảnh hưởng đến răng trụ. Hơn nữa, người sử dụng cần sẽ tốn thêm chi phí để phục hình lại răng.
Trồng răng implant
Nhược lại, đối với phương pháp trồng không có chân răng bằng cầu răng sứ thì phương pháp Implant này lại không xâm lấn vào trong răng vì trụ Implant sẽ được đặt bên trong vị trí xương hàm. Sau đó sẽ tạo thành một thể thống nhất, nha sĩ sẽ nối abutment và mão răng sứ ở bên trên để tạo ra một chiếc răng giả hoàn hảo trông như thật.
Ưu điểm của phương pháp này đó là đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của răng giống như răng thật. Đặc biệt, thời gian sử dụng có thể là trọn đời nên biết cách chăm sóc tốt.
Phương pháp trồng răng không có chân răng tốt nhất
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp rất nhiều phương pháp trồng răng trong đó trồng răng không chân có 2 giải pháp phổ biến. Từ những thông tin trên về các phương pháp trồng răng không chân và ưu nhược điểm của nó thì chắc hẳn bạn cũng nhận thấy trồng răng implant có nhiều ưu điểm hơn và trồng răng sứ.
Tuy nhiên, chi phí của phương pháp này lại cao hơn so với trồng răng sứ. Nhưng bù loại, độ bền và thời gian sẽ cao hơn rất nhiều so với phương pháp còn lại. Cụ thể có thể duy trì được 15 – 20 năm và không làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Hơn nữa, việc trồng răng implant còn giúp cho răng hàm hoạt động ổn định ngay cả những trường hợp tiêu xương hàm thì vẫn có thể khắc phục được. Vì thế có thể thấy phương pháp implant hạn chế được rủi ro cao hơn là trồng răng sứ nên khách hàng yên tâm nhiều hơn.